Cuộc đời và Sự nghiệp Vitalij_Lazarevich_Ginzburg

Ông sinh trong một gia đình Do Thái ở Moskva năm 1916, và tốt nghiệp Phân khoa Vật lý của Đại học quốc gia Moskva năm 1938. Ông đậu bằng Kandidat (thạc sĩ) năm 1940, và bằng tiến sĩ năm 1942. Ông làm việc trong Viện Vật lý LebedevMoskva từ năm 1940.

Trong số các thành tựu của ông có một phần lý thuyết Hiện tượng học của tính siêu dẫn (superconductivity), lý thuyết Ginzburg-Landau, triển khai với Landau năm 1950; lý thuyết của sự truyền sóng điện từ trong Plasma (ví dụ, trong tầng điện ly); và một lý thuyết về nguồn gốc của bức xạ vũ trụ. Ông cũng được biết đến là nhà sinh học, thành phần của nhóm khoa học gia đã giúp hạ bệ sự ngự trị của nhà nông học chống-Mendel Trofim Lysenko có liên quan tới chính trị, vì vậy cho phép khoa học di truyền hiện đại trở lại Liên bang Xô Viết.[4]

Ginzburg là chủ bút của báo khoa học Uspekhi Fizicheskikh Nauk.[2] Ông cũng là người đứng đầu Phân ban các vấn đề Vật lý và Vật lý thiên thể mà ông thành lập ở Học viện Vật lý và Công nghệ Moskva (Moscow Institute of Physics and Technology) năm 1968.[5]

Ginzburg tự coi mình là một người Do Thái thế tục, và sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô cũ, ông đã hoạt động tích cực trong sinh hoạt của người Do Thái, đặc biệt tại Nga, nơi ông làm thành viên của Ban giám đốc Đại hội người Do Thái ở Nga. Ông cũng nổi tiếng là người đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái và ủng hộ nước Israel.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vitalij_Lazarevich_Ginzburg http://dlib.eastview.com/sources/article.jsp?id=66... http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM... http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb122917224 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb122917224 http://www.idref.fr/031762336 http://id.loc.gov/authorities/names/n50033428 http://d-nb.info/gnd/120935368 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00440978